Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Chu Kỳ Phát Triển Của Giống Kefir

 Kefir là những giống gốc tự nhiên, chúng được hình thành từ những 

màng bao bọc mỏng không theo một quy tắc nào cả bao gồm hỗn hợp protein, 

lipid, polisacharide. Những màng bao bọc phát triển với hình dạng không 

nhất định, hình thành các thuỳ phức tạp và không đồng đều, các thuỳ này lại 

có xu hướng trở về nguyên bản tạo thành cấu trúc sinh học bao gồm nhiều 

thuỳ con bao quanh mình. Với dấu hiệu phát triển đặc biệt như thế chúng 

hình thành những hạt con, mỗi tiểu thuỳ được kết nối với nhau ở phần giữa, 

xòe ra trong khi nó được gắn với các điểm trung tâm của hạt giống mẹ.
Nhờ sự xuất hiện đó mà các hạt con tách ra có mẫu hình phát triển 

giống như hạt mẹ ban đầu. Một vài hạt Kefir cũng tách ra giống với cấu trúc 

vật lý của não người, tuyến tụy và các cơ quan bên trong. Sau một thời gian 

có thể do chấn thương hoặc những tác động bên ngoài, một phần thùy con 

gắn với hạt mẹ bị tách ra thành hạt tự do. Những hạt con này lại tiếp tục nhân 

giống thành hạt mẹ. Chu kỳ phát triển được lặp lại với chu trình gần giống 

nhau (tự nhân giống). Trong vài trường hợp đặc biệt, có những hạt không thể 

cho ra bất c   hạt con nào trong một thời gian dài mà thay vào đó, chúng hình 

thành nên một khối lớn (khối hạt Kefir)

         Bề mặt ngoài của hạt biến đổi từ dạng phẳng đến không đồng đều 

gồm nhiều th     phức tạp, có những chỗ lồi lõm rải rác khắp bề mặt. Một vài 

hạt có thể có những vùng rộng phẳng, trong khi từ mẻ tương tự có thể có 

những hạt có bề mặt không đồng đều. Nếu điều kiện thuận lợi, sau một thời 

gian, những hạt nhẵn này thường trở lại dạng nguyên thể, sau đó hình thành 
các hạt bao quanh mình, nơi mà có thể nhân giống lên. Thường ở những vùng 

không phẳng, xù xì thường có sự hoạt động mạnh của nấm men, trong khi ở 

vùng phẳng vi khuẩn lại chiếm ưu thế. Nấm men hình thành những khóm nhỏ 

nhô ra trên bề mặt, Strept ococci thì bện vào nhau với các vi khuẩn khác ch                

không hình thành dạng cụm

          Ở sâu bên trong hạt, Lactobacilli chiếm ưu thế và có rất ít tế bào nấm 

men, chúng được gói gọn trong dịch polisacharide, các vi khuẩn hình que và 

nấm men hình thành các cụm riêng biệt bên ngoài và bên trong hạt. Ở đó 

Lb.Kef iranoficients  được xem là nguyên nhân hình thành polisacharide hòa 

tan Kefiran. Trong khi đó L. bacitophilus là nguyên nhân hình thành vỏ bọc 

bên ngoài polisacharide mà có thể giúp hạt co giãn. Một số nghiên cứu cho 

rằng vi khuẩn có thể gây ra sự nhân giống hạt Kefir vì việc nhân giống của 

hạt không xảy ra khi vắng mặt  Lb. kef iranoficients  -  là vi khuẩn  sinh ra 

Kefiran ở trung tâm hạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét